Riêng trong lĩnh vực BĐS, Vingroup đã thổi làn gió mới cho thị trường khi xây dựng các khu đô thị kết hợp giữa hai dòng sản phẩm được yêu thích là shophouse và TTTM Vincom. Các khu phức hợp hội tụ đầy đủ tiện ích hàng đầu như siêu thị, hệ thống các thương hiệu thời trang lớn, nhà hàng sang trọng, rạp chiếu phim, khu giải trí hiện đại… Mô hình này của Vingroup không chỉ đảm bảo mục tiêu kinh doanh sinh lời mà còn hài hòa công năng sinh hoạt, đem lại chất lượng sống tốt hơn và hiện đại hơn cho chủ sở hữu.
Tại Bắc Trung Bộ, tổ hợp nhiều loại hình BĐS trong một dự án như Vinhomes New Center (Hà Tĩnh), Vincom Shophouse Quảng Bình (Quảng Bình), Vincom Shophouse Đông Hà (Quảng Trị) đã khẳng định được tính ưu việt và được thị trường đón nhận tích cực. Mô hình này đồng thời mang đến diện mạo mới cho nhiều địa phương trên toàn quốc như Bạc Liêu, Cần Thơ, Tây Ninh...
Đại diện chủ đầu tư Vingroup cho biết: “Mô hình TTTM kết hợp nhà phố thương mại đang ngày càng được nhà đầu tư quan tâm và để lại những dấu ấn thành công trên thị trường BĐS. Điều đáng nói, mô hình Vingroup đang theo đuổi không chỉ kiến tạo nên hình ảnh một khu đô thị hiện đại, mới lạ mà còn được coi là chuẩn mực cho các dự án được triển khai về sau”.
Vincom Shophouse Diamond Legacy lọt “tầm ngắm” của nhà đầu tư
Mô hình TTTM kết hợp nhà phố thương mại đã được Vingroup triển khai tại vùng lõi TP. Vinh (Nghệ An). Trong khi các khu đô thị khác tại đây vốn chỉ có biệt thự và nhà phố thương mại đơn lẻ, quần thể thương mại - dịch vụ Vincom Shophouse Diamond Legacy lại vượt trội hơn hẳn khi bao gồm khách sạn 5 sao quốc tế Sheraton Vinpearl đầu tiên tại TP. Vinh; TTTM Vincom lớn bậc nhất miền Trung, tòa căn hộ cao cấp và các dãy nhà phố thương mại “hàng hiệu”. Sự kết hợp mang tính đột phá này tạo ra điểm đến mới trong lòng trung tâm TP. Vinh - nơi đang thiếu hụt các cơ sở vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng mang đẳng cấp quốc tế.
Vincom Shophouse Diamond Legacy sở hữu địa thế "trung tâm của trung tâm", nằm ngay mặt tiền hai tuyến đường chính là Quang Trung và Hồng Bàng, kết nối các điểm hành chính và du lịch trọng yếu của TP. Vinh. Quần thể Vincom Shophouse Diamond Legacy nói chung và các tuyến nhà phố thương mại nói riêng hứa hẹn là yếu tố thúc đẩy sự phát triển cho cả khu vực, mang đến diện mạo mới khang trang và sôi động hơn cho thành phố trong tương lai.
Dự kiến khi đi vào hoạt động, Vincom Shophouse Diamond Legacy sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn, quy tụ cộng đồng cư dân tinh hoa và cả khách du lịch đến nghỉ dưỡng và mua sắm, giải trí. Đồng thời, các BĐS số lượng giới hạn này cũng được nhận định sẽ mở ra kênh đầu tư độc đáo giúp gia tăng giá trị lợi nhuận cho các chủ sở hữu có tầm nhìn lâu dài.
Anh Quang Duy, người có hơn 15 năm đầu tư nhà phố thương mại cũng là khách “ruột” của Vingroup, cho biết: “Tôi đã sở hữu vài căn nhà phố thương mại của Vingroup và có được dòng tiền cho thuê hàng tháng đều đặn. Nhìn chung, giá trị của những dự án BĐS của Vin đều gia tăng rất tốt”.
Đại diện chủ đầu tư Vingroup ra thông báo áp dụng chính sách bán hàng hấp dẫn đối với dự án Vincom Shophouse Diamond Legacy. Theo đó, khách hàng sẽ được tặng gói “trợ lực kép” bao gồm hỗ trợ kinh doanh bằng tiền tương đương 1% giá trị HĐMB và hỗ trợ tìm khách thuê bằng tiền tương đương 1% giá trị HĐMB.
Cùng với đó, các chính sách tài chính linh hoạt cũng được áp dụng như: hỗ trợ cho vay lên đến 70%; áp dụng lãi suất 0% lên đến 30 tháng (đến hết 11/03/2026); thanh toán sớm từng đợt chiết khấu lên đến 8%; tặng 3 năm phí dịch vụ.
Thế Định
" alt=""/>Lý do BĐS hàng hiệu tại TP. Vinh thu hút nhà đầu tưTheo đó, Viettel sẽ thực hiện tư vấn, đánh giá kiến trúc tổng thể và xây dựng lộ trình chuyển đổi số toàn diện cho Tổng công ty ACV, tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào quá trình kinh doanh và hoạt động chung của tổ chức trên 7 lĩnh vực, bao gồm: Lĩnh vực An ninh mạng và kiểm soát danh tiếng, Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành tập trung thông tin Cảng hàng không, Giải pháp chuyển đổi số cho nhà ga, Thanh toán số, Logicstic, Trung tâm dữ liệu Data Center và tư vấn giải pháp CNTT cho Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành.
Tổng công ty ACV hiện đang quản lý, đầu tư, khai thác hệ thống 22 Cảng hàng không trong cả nước, bao gồm 09 Cảng hàng không quốc tế và 13 Cảng hàng không nội địa. Đây là đơn vị giữ vai trò chủ đạo, nòng cốt của Nhà nước trong việc đầu tư phát triển, quản lý khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng cảng hàng không Việt Nam, vì vậy việc quản lý hiệu quả, tối ưu sẽ giúp nâng cao năng lực khai thác, phát triển kinh tế đất nước.
![]() |
Với kinh nghiệm trong việc triển khai các dự án lớn cho Chính phủ, Bộ, Ngành và Doanh nghiệp, Viettel sẽ thực hiện “may đo” các giải pháp theo nhu cầu của Tổng công ty ACV, ứng dụng các giải pháp công nghệ mới và hiện đại như: Giải pháp công nghệ điện toán đám mây (Cloud) cho hạ tầng CNTT của ACV giúp tiết kiệm được chi phí, thời gian và nguồn lực vận hành quản lý hạ tầng; Giải pháp tự động hóa quy trình dựa trên robot phần mềm (RPA - Robotic Process Automation) ứng dụng vào các quy trình quản lý kho, quản lý giao nhận, xử lý chứng từ và theo dõi tình trạng đơn hàng tại ACV; Giải pháp, công nghệ xử lý dữ liệu lớn và phân tích dữ liệu (Data Analytics) giúp tối ưu hoạt động ra quyết định, vận hành khai thác.
Ông Nguyễn Đình Chiến, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết: “Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng hợp tác này sẽ đi sâu vào thực chất, tăng sự cộng hưởng trong công cuộc chuyển đổi số giữa hai đơn vị. Viettel cam kết ưu tiên nguồn lực, đồng hành dài hạn cùng Tổng công ty ACV trong qua trình chuyển đổi số để tạo ra những giá trị mới, trải nghiệm mới cho khách hàng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực và quốc tế.”
Sự kết hợp giữa Viettel và Tổng công ty ACV sẽ tận dụng những lợi thế sẵn có của từng đơn vị, thay đổi cách thức làm việc cũ để tạo ra những giá trị mới vượt trội trong tương lai.
7 lĩnh vực hợp tác của Viettel và ACV 1. Lĩnh vực An ninh mạng và kiểm soát danh tiếng: Viettel phát triển các dịch vụ đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin – SOC, chủ động giám sát trạng thái an ninh của toàn bộ hệ thống. Áp dụng dịch vụ kiểm soát danh tiếng, giúp ACV quản trị danh tiếng, lắng nghe thị trường và đánh giá hiệu quả các hoạt động truyền thông. 2. Xây dựng Trung tâm giám sát, điều hành tập trung thông tin Cảng hàng không: Cung cấp các phân tích, báo cáo tức thời và chính xác về các số liệu vận hành, kinh doanh Cảng hàng không, từ đó hỗ trợ lãnh đạo ra quyết định nhanh và hiệu quả hơn. 3. Lĩnh vực nhà ga: Triển khai giải pháp thu phí tự động không dừng tại các cảng hàng không do ACV đang vận hành, Tư vấn các giải pháp tích hợp kỹ thuật về hệ thống điện nhẹ, điều hòa, giám sát hệ thống phương tiện vận tải, bảo tri bảo dưỡng. 4. Lĩnh vực Thanh toán số: Xây dựng cổng thanh toán, điểm chấp nhận thanh toán QRcode tại hệ thống các nhà ga. 5. Lĩnh vực Logistic: Hợp tác kinh doanh các hoạt động cho thuê kho bãi, vận chuyển đường hàng không; dịch vụ vận chuyển giữa các kho của ACV và từ ACV đến khách hàng; Viettel sẽ là đối tác cung cấp các dịch vụ chuyển phát thư từ, hàng hóa,.. hợp tác đầu tư các hệ thống kho bãi đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. 6. Lĩnh vực Data Center: Xây dựng hạ tầng phòng máy chủ, cung cấp hạ tầng công nghệ thông tin, các giải pháp dự phòng và khôi phục dữ liệu, các giải pháp phân phối nội dung và máy tính ảo, và các giải pháp an toàn thông tin (bảo mật, Anti DDos, ….) 7. Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành: Viettel tham gia vào việc khảo sát tại Cảng hàng không Quốc tế Long Thành, tư vấn các giải pháp công nghệ thông tin, chuyển đổi số hiệu quả. |
Nguyễn Long
Ngày 15/4/2021, Viettel tuyên bố hợp tác chiến lược với hai doanh nghiệp lớn tại Việt Nam là Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và Tập đoàn Nova Group nhằm thúc đẩy quá trinh chuyển đối số của hai doanh nghiệp này.
" alt=""/>Viettel và Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam hợp tác thúc đẩy chuyển đổi sốQuy chuẩn mới đã phân nhóm rõ các loại ô tô chuyên dùng, ô tô chở người chuyên dùng và ô tô chở hàng chuyên dùng khi thử nghiệm khí thải; giải thích thêm một số thuật ngữ đối với xe hybrid (kết hợp sử dụng 2 bộ truyền động, một động cơ chạy xăng và một mô tơ chạy điện); cập nhật mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe được thiết kế đáp ứng nhu cầu đặc biệt của xã hội.
Đồng thời, quy định mới cũng yêu cầu kỹ thuật của hệ thống chuẩn đoán (OBD) phải có thiết bị báo lỗi chức năng (MI); có khả năng lưu và xóa mã lỗi, khả năng xóa mã lỗi theo thiết kế của nhà sản xuất.
Quy chuẩn mới sửa đổi quy định về: Thử một số loại ô tô (ô tô con, ô tô tải, ô tô chuyên dùng, chở người chuyên dùng và chở hàng chuyên dùng) sử dụng nhiên liệu diesel; phương pháp thử nghiệm đối với xe ô tô sat xi có buồng lái.
Quy chuẩn mới cũng cập nhật việc khai báo các kiểu loại, mã linh kiện bằng cách sử dụng các ký tự đặc biệt thay thế đảm bảo khi cải tiến, nâng cấp linh kiện đối với một số chi tiết không ảnh hưởng đến khí thải; cập nhật thêm phương pháp xác định sức cản chuyển động của xe theo quy định của Ủy ban Châu Âu (EC)/Ủy ban Kinh tế Châu Âu của Liên Hợp quốc (ECE) có mức tiêu chuẩn cao hơn TCVN 6785:2015.
Bên cạnh đó, bổ sung cách bố trí làm mát xe trong phòng thử đối với xe lắp động cơ phía sau và xe có kết cấu đặc biệt mà việc bố trí thông thường không bảo đảm làm mát xe theo yêu cầu.
Cụ thể, quy chuẩn mới quy định: Đối với xe lắp động cơ phía trước, quạt làm mát phải được đặt ở phía trước xe, cách mặt trước xe không quá 300 mm. Trường hợp xe lắp động cơ phía sau hoặc không bảo đảm làm mát hiệu quả thì quạt làm mát phải được bố trí để bảo đảm cung cấp đủ không khí làm mát xe.
Cùng đó, quy chuẩn mới làm rõ quy định về chạy thuần hóa đối với xe sử dụng động cơ cháy cưỡng bức; sửa đổi một số nội dung liên quan đến việc kiểm tra, thử nghiệm OBD theo hướng giảm nhẹ, phù hợp với điều kiện Việt Nam;
Cập nhật nội dung xử lý kết quả thử nghiệm đối với xe ô tô nhập khẩu trên cơ sở tham khảo các quy định của quốc gia có phương thức quản lý xe cơ giới tương đồng với Việt Nam;
Làm rõ một số nội dung liên quan đến mở rộng việc thừa nhận kết quả thử nghiệm khí thải, theo đó, các kiểu loại xe được sản xuất từ xe cơ sở thuộc kiểu loại xe đã được thử nghiệm khí thải thì không phải thử nghiệm lại khí thải.
Theo Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường (Bộ GTVT), quy chuẩn mới đã khắc phục được những bất cập của QCVN 109, ban hành kèm theo Thông tư số 06/2021/TT-BGTVT trước đây.
Trong đó, có nhiều ý kiến khác nhau trong việc áp dụng QCVN 109 đối với xe ô tô chuyên dùng mặc dù Tiêu chuẩn châu Âu (ECE) vẫn coi loại xe này là các loại xe tải (xe loại N) hay mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe được thiết kế đáp ứng nhu cầu đặc biệt của xã hội chưa cập nhật so với các bản sửa đổi, bổ sung của ECE R83 dẫn đến không nhất quán cách áp dụng đối với các xe được nhập khẩu từ các nước trong khu vực.
Ngoài ra còn gặp vướng mắc đối với một số loại ô tô, ô tô hybrid sử dụng nhiên liệu diesel loại M1, M2, N1, N2 có kết cấu, công nghệ hiện đại như ô tô con, ô tô tải VAN, ô tô tải Pickup, ô tô chuyên dùng có khối lượng chuẩn lớn hơn 2.610 kg.
Theo QCVN 109, đối với các loại xe ô tô có khối lượng chuẩn lớn hơn 2.610 kg, sử dụng nhiên liệu diesel thì mẫu thử nghiệm là động cơ.
Như vậy, đối với xe nhập khẩu, sẽ phải tháo động cơ từ xe nhập khẩu nguyên chiếc ra để thử nghiệm khí thải khiến việc bảo đảm cho động cơ hoạt động bình thường như lắp trên xe hay việc lắp lại động cơ sau khi thử nghiệm xong sao cho bảo đảm chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường như mới gặp nhiều khó khăn.
Thông tư cũng quy định các trường hợp không phải thử nghiệm lại khí thải bao gồm:
Các kiểu loại xe ô tô hoặc động cơ xe ô tô đã được cấp Báo cáo thử nghiệm khí thải phù hợp với QCVN 109:2021 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải mức 5 đối với xe ô tô sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới.
Các xe ô tô được sản xuất tại Việt Nam từ xe ô tô cơ sở (từ xe ô tô sát xi hoặc từ xe ô tô hoàn chỉnh) đã được cấp phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng (xe sản xuất, lắp ráp trong nước) hoặc được chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu (xe nhập khẩu).
" alt=""/>Quy định mới nhất về khí thải xe ô tô